Để nâng cao chất lượng phục vụ bán vé cho hành khách cũng như góp phần hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực được dư luận xã hội phản ánh trong thời gian vừa qua, Tổng công ty ĐSVN điều chỉnh một số quy định về việc đặt vé trên hệ thống bán vé điện tử như sau:

1. Điều chỉnh thời gian tối đa được phép giữ chỗ cho khách hàng đặt vé và chọn phương thức trả sau từ 48 giờ xuống 24 giờ.

2. Tạm thời khóa chức năng nhắn tin hủy việc đặt chỗ cho khách hàng đặt vé trả sau trên hệ thống bán vé điện tử. Khách hàng đặt vé trả sau thành công có nhu cầu hủy việc đặt chỗ liên hệ với tổng đài hỗ trợ khách hàng 19006469 để được hỗ trợ giải quyết.

3. Thời điểm thực hiện các điều chỉnh tại điểm 1 và 2 vừa nêu trên: từ 0h00 ngày 05 tháng 05 năm 2015 đến 0h00 ngày 05 tháng 9 năm 2015

* Quy định sở hữu vé điện tử:

1.1 Người đi tàu được coi là sở hữu vé điện tử hợp lệ khi có đầy đủ các giấy tờ sau:

   1.1.1. Bản in vé điện tử theo mẫu quy định của Tổng công ty ĐSVN.

   1.1.2. Giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ được pháp luật công nhận có thông tin cá nhân trùng khớp với các thông tin trong vé điện tử hoặc thông tin trong danh sách tập thể được đơn vị mua vé xác nhận bằng văn bản có dấu.

    - Đối với trẻ em giảm giá 50% giá vé, giấy tờ tùy thân là bản sao giấy khai sinh, hoặc không cần bản sao giấy khai sinh ( xác định theo phương pháp đo chiều cao ) nhưng bắt buộc hành khách người lớn đi cùng phải sở hữu vé tàu hợp lệ.

    - Đối với trẻ em vị thành niên có hành khách người lớn đi cùng, giấy tờ tùy thân là bản sao giấy khai sinh hoặc có thể không cần bản sao giấy khai sinh nhưng hành khách người lớn đi cùng phải sở hữu vé tàu hợp lệ.

    - Đối với trẻ em vị thành niên đi một mình thì cần mang theo bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy tờ tùy thân của người bảo hộ.

    - Đối với các đối tượng được  giảm giá theo chính sách xã hội, giấy tờ tùy thân có thể được thay thế bằng giấy tờ xác minh đúng đối tượng CSXH theo quy định của Tổng công ty ĐSVN.

   1.1.3. Người đi tàu không sở hữu vé điện tử hợp lệ sẽ được coi như không có vé đi tàu và được áp dụng các quy định của Ngành Đường sắt với người đi tàu không có vé.

* Chú thích:

+ Trẻ em vị thành niên: được hiểu là trẻ em từ 11 tuổi đến 18 tuổi mà chưa được cấp CMND;

+ Người bảo hộ trẻ em vị thành niên: Là người đặt chỗ, mua vé cho trẻ em vị thành niên đi tàu không có người lớn đi kèm.

2. Quy định khi mua vé: 

Để đảm bảo quyền lợi,  khi mua vé khách hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết để xác định được tính sở hữu vé, chi tiết như sau:

   2.1. Đối với mua vé vé tàu điện tử thông thường, không phải vé đi ngay:

   + Đối với người lớn ( vừa là người mua vé, vừa là người đi tàu): cung cấp họ và tên và số hiệu giấy tờ tùy thân có ảnh được pháp luật công nhận.

   + Đối với trẻ em mua nửa vé : cung cấp họ, tên và ngày tháng năm sinh, đồng thời cung cấp thông tin của người lớn đi cùng hành trình.

   + Đối với trẻ em vị thành niên :cung cấp họ tên và ngày tháng năm sinh, đồng thời cung cấp thông tin của người lớn đi cùng hành trình hoặc người bảo hộ.

   +Đối với người mua hộ: cung cấp thông tin của người đi tàu đồng thời cung cấp thông tin của người mua hộ.

   + Khi mua vé trên web , để đặt chỗ thành công , khách hàng phải cung cấp chính xác các thông tin trên.

2.2. Đối với mua vé đi ngay:

2.2.1. Vé đi ngay chỉ được bán tại cửa vé của các Trạm, Đội, Tổ vận tải ( tại các ga đường sắt ). chỉ áp dụng cho hành khách mua vé đi ngay trong ngàỳ, không hạn chế cự ly. Thời gian bán vé đi ngay đối với tàu Thống nhất trong vòng 4 giờ trước giờ tàu chạy và tròng vòng 02 giờ trước tàu chạy đối tàu khu đoạn.

2.2.2. Vé đi ngay gồm hai loại:

+ Loại có cung cấp thông tin cá nhân: Vé hành khách có cung cấp thông tin cá nhân, hành khách cầm theo giấy tờ tùy thân để được ngành đường sắt xác minh là chủ sở hữu hợp lệ trong các trường hợp như: Mất vé, tranh chấp trùng chỗ và có thể được trả lại vé trong trường hợp đặc biệt (Giám đốc Chi nhánh VTĐS hoặc người được ủy quyền xem xét giải quyết)

+ Loại không cung cấp thông tin cá nhân: Vé hành khách không cung cấp thông tin cá nhân, hành khách phải chịu hoàn toàn về việc bảo quản và giữ bí mật mã vé điện tử. Ngành đường sắt sẽ không chịu trách nhiệm trong các trường hợp:

- Mất vé;

- Xin trả lại vé;

 Trường hợp khi có sự cố gây tắc đường chạy tàu vì nguyên nhân bất khả kháng và ốm đau đột xuất thì các vé này sẽ được trả lại theo quy định, khi có biên bản của trưởng tàu, Giám đốc chi nhánh VTĐS hoặc người được ủy quyền lập tại thời điểm đó.

- Trùng chỗ trên tàu.

* Khi người đi tàu có các bản in vé điện tử ( Thẻ lên tàu hỏa ) cùng được hệ thống ghi nhận là thanh toán hợp lệ nhưng bị trùng mã vé điện tử, thì những người này được coi là người đi tàu có vé điện tử không hợp lệ. Riêng trường hợp các bản in bị trùng chỗ nhưng khác mã vé điện tử, thì những người này được coi là hành khách đi tàu có vé điện tử hợp lệ.

* Nếu chỉ có một bản in được hệ thống ghi nhận thanh toán hợp lệ, thì những người đi tàu có bản in khác sẽ bị coi là sử dụng vé giả và coi như người đi tàu không có vé.

3. Quy định khi đi tàu:

Để đảm bảo quyền lợi hành khách vui lòng mang theo thẻ lên tàu hỏa cùng với giấy tờ tùy thân trong suốt hành trình.

Đối với tập thể: Thông tin trong danh sách tập thể được đơn vị mua vé xác nhận bằng văn bản có dấu.

4. Hình thức mua vé tại Ga đường sắt:

 Hành  khách có thể chọn lựa các hình thức cung cấp thông tin như sau:

   + Xuất trình đầy đủ các giấy tờ tùy thân hợp lệ của người đi tàu , hoặc chỉ xuất trình giấy tờ tùy thân của người mua vé và kê khai thông tin họ và tên , số hiệu giấy tờ của người đi tàu( trẻ em thì kê khai ngày tháng năm sinh)

   + Nếu  lấy hóa đơn về thanh toán hành khách cần cung cấp cho  nhân viên bán vé các thông tin để xuất hóa đơn khi mua vé điện tử tại thời điểm đó.

5. Quy định về bảo quản và sử dụng vé điện tử :

   + Người mua vé điện tử và hành khách đi tàu có trách nhiệm tự bảo quản và giữ bí mật thông tin mã vé (code vé) của vé điện tử và xuất trình cùng giấy tờ tùy thân hợp lệ trong suốt hành trình.

   + Nếu hành khách làm mất mã vé điện tử thì coi như bị mất vé và hoàn toàn chịu trách nhiệm.

   + Nếu còn nhớ mã vé( code vé)  thì khi mất vé điện tử người mua vé và hành khách đi tàu có thể liên hệ với trung tâm hỗ trợ khách hàng của Tổng công ty ĐSVN (19006469) và cung cấp các thông tin cần thiết để xác định quyền sở hữu vé điện tử hợp lệ,Tổng công ty ĐSVN sẽ hỗ trợ và in lại vé điện tử.

    Các vé bị thông báo mất sẽ được đánh dấu để thực hiện các thao tác kiểm tra cần thiết khi HK vào ga , lên tàu.

6. Quy định về hóa đơn giá trị gia tăng:

   + Vé điện tử là hợp đồng vận chuyển, sản phẩm dịch vụ.

   + Hóa đơn điện tử là bằng chứng thanh toán và ghi nhận chi phí.

   + Vé điện tử không phải là hóa đơn giá trị gia tăng và không có giá trị thanh toán.

   + Tất cả các bảng in vé điện tử trên giấy(giấy in nhiệt , giấy A4…) theo mẫu quy định của Tổng Cty ĐSVN chỉ là bản sao chép chứa các thông tin của vé điện tử.

   + Trên vé điện tử sẽ ghi chú hướng dẫn trang web để khách hàng có thể tra cứu hóa đơn điện tử.

   + Nếu lấy hóa đơn về thanh toán hành khách cần cung cấp cho  nhân viên bán vé các thông tin để xuất hóa đơn khi mua vé điện tử tại thời điểm đó.

7. Điều kiện áp dụng khi trả, đổi vé: 

Chỉ hành khách hoặc người mua vé hộ có quyền trả vé, đổi vé theo các quy định của Tổng công ty ĐSVN, các Công ty VTĐS.

   + Hành khách đi tàu hoặc khách hàng mua vé cung cấp mã vé điện tử , vé điện tử hoặc mã đặt chỗ và phải kèm theo giấy tờ tùy thân khi trả đổi vé.

   + Thời hạn trả đổi vé:  04 tiếng trước giờ tàu chạy đối với tàu thống nhất, tàu nhanh khu đoạn và trước 30 phút đối với tàu thường chạy trong khu đoạn.

 

Chú thích:

* Người mua vé hộ: là người đặt chỗ trên web thành công, hoặc là người ra ga mua vé hộ mà bản thân không trực tiếp đi tàu.